Nhân sâm và huyết áp thấp
Theo y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp đa phần là do khí huyết hư nhược gây nên. Nhân sâm là loại thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện cung cấp oxi, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu. Vì vậy, nó có tác dụng làm tăng chỉ số huyết áp.
Có thể áp dụng một số bài thuốc sử dụng nhân sâm như sau:
– 2-3g nhân sâm, 2g can khương, 2g gừng khô. Đem tất cả sắc lấy nước uống, ngày một thang, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
– 6g nhân sâm, 10g linh chi lát mỏng hầm kỹ trong túi vải lấy nước. Cho thêm gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn một lần. Rất tốt cho g nhữnngười cao tuổi, thể trạng hư nhược.
– Dùng 4 -12g nhân sâm, đem chưng cách thủy, uống nhiều lần.
– 6g nhân sâm, 10g linh chi xay thô, 3 lát gừng tươi. Sắc mỗi ngày một thang, chia làm 2 -3 lần uống trong ngày.
– Nhân sâm, mạch môn, ngũ vị chế thành nước thuốc tiêm vào sinh mạch với hàm lượng mỗi ml có 0.57g thuốc sống, mỗi lần tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 2 – 4 ml cho kết quả tốt với nhồi máu cơ tim,…
– 3-6g nhân sâm, 4-16g phụ tử chế, sắc uống 6 lần.
Nhân sâm làm tăng huyết áp vì vậy có thể áp dụng cho những bệnh nhân huyết áp thấp .
Nhân sâm và cao huyết áp
Không nên sử dụng nhân sâm cho những người mắc bệnh cao huyết áp vì sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Khi người bệnh mắc chứng cao huyết áp, dù mới mắc bệnh hay đã đã bị từ lâu cũng không nên sử dụng nhân sâm. Bởi vì khi mắc chứng cao huyết áp thường chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, mờ mắt, huyết áp tăng cao dễ bị xỉu, vì thế không nên sử dụng nhân sâm cho người bệnh cao huyết áp sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Như vậy, chỉ nên dùng nhân sâm cho những người bệnh huyết áp thấp và tuyệt đối không được sử dụng cho những người bệnh huyết áp cao.