Trong sâm có một núm rễ ( còn gọi là lô sâm). Núm rễ sâm không có tác dụng gì đối với cơ thể mà còn có nhiều tác dụng phụ và gây cảm giác buồn nôn cho người sử dụng. Vì thế, khi sử dụng, ta phải cắt bỏ phần này đi.
Khi dùng nhân sâm, bạn cần chú ý đến một lời khuyên của cha ông ta đã có từ thời xa xưa, đó là '" Phúc thống phục nhân sâm tắc tử" ( nghĩa là đau bụng uống nhân sâm sẽ chết). Vì vậy tuyệt đối không dùng nhân sâm cho người đau bụng.
Những người bị chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đặc biệt là những người cao tuổi và có sức khỏe kém thì không nên dùng nước nhân sâm vì loại thảo dược này có chứa chất chống phân giải và chất béo, sẽ làm tăng lượng mỡ trong cơ thể của người bệnh.
Nhân sâm có những tác dụng tích cực đối với tuyến thận, điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu, sâm có khả năng làm tăng huyết áp và lượng đường cho bệnh nhân đang hấp hối để họ hồi tỉnh. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có thể trạng âm hư hỏa vượng, âm hư nội nhiệt với các triệu chứng như đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng....thì không nên dùng nhân sâm.
Một số đối tượng khác cũng không nên dùng nhân sâm như bệnh nhân đang mắc phải các căn bệnh cấp tính, thanh niên ( dưới 18 tuổi) thường bị xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi.
Ngoài ra, khi dùng nhân sâm, bạn cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề khác như sau:
Trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm vì vậy sau khi dùng nhân sâm không nên uống trà.
Không được dùng củ cải và hải sản nếu như đã dùng nhân sâm bởi hai thứ này rất kị nhau, sẽ triệt tiêu lẫn nhau và gây hại cho người sử dụng.
Không được lạm dụng nhân sâm: những người khỏe mạnh không nên dùng nhân sâm. Những người bệnh nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ khi sử dụng
Trẻ em dưới 15 tuổi không nên dùng nhân sâm và tránh dùng nhân sâm vào buổi tối để không bị mất ngủ, những trường hợp đau bụng, lạnh bụng, tiết tả thì càng không nên dùng.
Tags: Nhân sâm Hàn Quốc