Nhân Sâm có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như: bồi bổ có thể, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, tim mạch, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về gan. Nhân Sâm giúp giảm stress, tăng cường chức năng tình dục, làm đẹp da, chống lão hóa… Do nghĩ rằng Nhân Sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã hãm Nhân Sâm trong phích nước, dùng thay nước uống quanh năm. Có người lại ăn Nhân Sâm như nhai kẹo cao su... Việc lạm dụng Nhân Sâm như trên có thể dẫn đến ngộ độc Nhân Sâm và đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm với một số triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liên tục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v...
Vì vậy cần sử dụng Nhân Sâm với liều lượng phù hợp. Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 - 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc. Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30-35 độ trong 3 - 4 tuần là có thể dùng được. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 - 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.
Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng Nhân Sâm bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát.
Nhân sâm cũng được cấm kỵ sử dụng với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.
Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
Mang thai cần lưu ý khi dùng nhân sâm. Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là " khí hữu dư, tiện thị hỏa" (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa).
Đối với trẻ dưới 13 tuổi hay trẻ có thể chất khỏe mạnh bình thường thì không nên sử dụng Nhân Sâm vì trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc
Cần lưu ý, sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển. Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm.
Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
Tìm hiểu sản phẩm: Nhân Sâm tươi Hàn Quốc