Cách phân biệt từng loại nhân sâm 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0902551028

  • 25-03-2016 15:09:36
Nhân sâm là loại có khả năng hình thành phương thuốc độc vị duy nhất trong Đông y, vì nó có rất nhiều công dụng tuyệt vời. Nhân sâm có rất nhiều tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích phế, sinh tân, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí, phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, thần chí rối loạn, dương nuy (liệt dương). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản Kinh”.

Do đó giá cả của nhân sâm cao hơn rất nhiều so với các vị thuốc khác. Cũng vì lợi nhuận cao nên nhân sâm giả trên thị trường rất nhiều. Để phân biệt chính xác được nhân sâm thật hay là nhân sâm giả cần nắm những đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm thật đã được chế biến hiện có mặt trên thị trường thuốc, và các đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm làm giả sẽ nêu dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết được đâu là sâm thật đâu là sâm giả

Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn.

Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, chính là nhân sâm tươi rửa sạch phơi khô).
Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành).
Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát). Loại đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc).
Loại cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng).
Còn nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm.
Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm.

Đặc điểm của từng loại nhân sâm

Sâm rừng là loại sâm tự mọc trong rừng, nó có số lượng ít nhưng tốt hơn rất nhiều so với sâm vườn và có niên hạn sinh trưởng tương đối dài, chất lượng tốt. Rễ của nhân sâm rừng thường ngắn thô, chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn thân củ sâm một chút.

Đa phần loại sâm này có 2 nhánh rễ chính tạo thành dạng hình người. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu. Thân rễ nhỏ dài khoảng từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề nên quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng nên thường gọi là rễ tròn. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 – 2 lần rễ chính và dai, khó bẻ gãy, lại có nốt sần nổi lên rất rõ nên gọi là hạt trân châu.

Biệt trực sâm: Sau khi đun hấp, gia công chế biến thành thân thẳng hình lập phương. Phía rễ có 1 đầu râu rễ, đuôi rễ phần nhiều là bỏ đi. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, chất nặng, từng chiếc khá to, chất lượng tốt.

Hồng sâm thì toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng: Đường sâm toàn bộ có màu trắng ngà, rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen vào nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc ra 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh. Mặt cắt ngang có màu nâu trắng ngà, có vằn hình tia.

 Tag: nhân sâm tươi, nhân sâm tươi hàn quốc