Ai cũng biết Nhân Sâm là liều thuốc quý cho sức khỏe, thế nên nhiều người quan niệm rằng đã là thuốc bổ thì dùng thoải mái, dùng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Đặc biệt, Nhân Sâm là loại thuốc bổ, thuốc quý nhưng không phải ai cũng dùng được, nhất là với trẻ nhỏ.
Thầy thuốc đông y Nguyễn Văn Hướng cho biết, nhân sâm có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết cho người sức khỏe kém do ốm yếu lâu ngày, cơ thể suy nhược, mệt mỏi… Loại thuốc này được chỉ định dùng khi có bệnh lý thuộc thể khí hư và vì có vị lạnh nên chống chỉ định đối với nhiều trường hợp.
Thế nhưng không nên sử dụng Nhân Sâm cho trẻ nhỏ vì trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v...Cho nên nếu bạn muốn sử dụng Nhân Sâm cho trẻ, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”!
Đối tượng trẻ em đang bị lao, hen phế quản, ho ra máu hoặc dưới 13 tuổi cũng không được dùng nhân sâm.
ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám - Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: “Bất kể loại thuốc nào, dù là thuốc bổ, cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc có bệnh mới dùng thuốc và dùng theo chỉ định của BS”. Đối với trẻ nhỏ do cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, việc lạm dụng Nhân Sâm có thể khiến cơ thể “lười”, không tiết ra các kháng thể bảo vệ, hết sâm sẽ sinh ra bệnh. Thậm chí, sử dụng Nhân Sâm bừa bãi, kéo dài sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ, làm trẻ không phát triển cân nặng, chiều cao.
Nếu muốn dùng sâm cho trẻ, bạn không nên dùng sâm tươi mà nên dùng chế phẩm từ sâm dành riêng cho trẻ, đã được xử lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ
Đối với trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và Nhân Sâm nói riêng. Bởi nếu tùy tiện dùng Nhân Sâm cho trẻ có thể làm kích thích quá trình phát dục khiến đứa trẻ phát dục sớm, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13 - 16 tuổi. Hơn nữa, Nhân Sâm còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động.
Nhiều bác sĩ khuyên rằng, trẻ không thể từ còi cọc mà trở thành béo tốt nhờ vào Nhân Sâm hay các thực phẩm đa chức năng khác. Nếu cần dùng thì trẻ phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định, chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp. “Không chỉ với nhân sâm mà tất cả các thuốc bổ đông y khác như nhung hươu, cao hổ cốt, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa... cũng phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này”- thạc sĩ Toàn khẳng định.
Tìm hiểu sản phẩm: Nhân Sâm tươi Hàn Quốc,