Tìm hiểu về nhân sâm Cao Ly quý hiếm 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0902551028

  • 25-03-2016 16:03:43
Nhân sâm đã được công nhận là phương thuốc quí hiếm đứng đầu trong Y thảo dược của Y học Cổ truyền từ ngàn năm nay. Khoa học cũng đã nghiên cứu và khẳng định Nhân Sâm được sử dụng như một daptogenic, một chất thích nghi vững mạnh giúp cơ thể chống chọi và kháng lại hết mọi bệnh tật, thể lực tăng cường, chất lượng cuộc sống được nâng cao.


 
Nhân sâm tươi Hàn Quốc


Lịch sử phát triển cây nhân sâm Cao Ly

Nhân sâm được người dân Hàn Quốc coi là tặng phẩm của đất trời, từ thời cổ đại cho đến nay, nó vẫn được coi là một món thuốc ở nhiều nơi trong vùng Ðông Bắc Á: Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa. Nhưng nhân sâm Cao Ly (Hàn Quốc) là loại sâm duy nhất được con người tin dùng hàng nghìn năm nay. Tên khoa học gọi nhân sâm là Insam chỉ có nghĩa là một môn thuốc “trị bách bệnh trên thế giới”. Nhân sâm trồng ở các nước khác thường được gọi là “sâm” (sam). Gingseng là dịch âm để chỉ nhân sâm trồng ở Hàn Quốc (insam). Sâm Cao Ly được gọi là nhân sâm vì rễ cây nhân sâm trông giống hình một cơ thể có đủ chân tay và đầu. Còn sâ được trồng ở các vùng khác như  Mỹ hay Trung Hoa, rễ không thể có hình thù như trên nên thường gọi chung là sâm rồi thêm tên quốc gia vào mà thôi.


Truyền thuyết về Sâm Cao Ly có rất nhiều trong sách vở còn lưu lại về loại nhân sâm mọc hoang dã trong vùng núi ở Hàn Quốc. Những truyền thuyết này liên hệ đến câu chuyện gồm những nhân vật khác nhau, nhưng tựu trung vẫn có một nội dung: người con có hiếu đi tìm một loại rễ cây hoang dại trên núi sau khi được báo mộng. Anh ta tìm được nhân sâm mọc hoang trên núi (sansam) đem về chữa bệnh cho mẹ và người thân. Nhờ vào khám phá này mà anh ta trở thành người đi tìm sâm núi, về chế biến, đem bán rồi trở thành giàu có.

Đến tận thế kỷ thứ 12, người Hàn mới bắt đầu thuần hóa và trồng nhân sâm trong vườn với một kỹ thuật tiến từ thô sơ đến kỹ thuật tân tiến ngày nay. Họ tin rằng có đến sáu bảy loại sâm khác nhau trên thế giới hiện nay, nhưng chỉ có ba loại là được phổ biến và bán trên thế giới: sâm Mỹ, sâm Trung Hoa và nhân sâm Cao Ly (tức nhân sâm Hàn Quốc). Nhật Bản cũng cố gắng canh tác nhân sâm, nhưng ít thành công.

Mô tả nhân sâm Cao Ly

Nhân sâm Hàn Quốc  6 năm tuổi có hình dạng giống hình người. Rễ có màu hơi vàng và lá và cành có màu xanh ngắt. Như các loài cây khác, nhân sâm cho hoa màu đỏ rực vào Mùa Xuân. Nhân sâm là loài ưa bóng râm, nên cần tạo mái che rất đặc biệt để bảo đảm sao cho có được độ sáng mặt trời cần thiết cho nhân sâm phát triển, vấn đề này cần có bí quyết riêng của người trồng sâm.


Một cây nhân sâm có thể được phân tích như thế này: lá, cuống lá, đầu thân rễ mà Hàn ngữ gọi là “noedu”, jugeun (rễ chính hay rễ cái), jigeun (rễ bên, thường là hai rễ lớn giống hai chân và nhỏ hơn ở phía trên rễ cái giống hai tay) và những rễ phụ gọi là “segeun”. Lá và cuống là sẽ khô queo vào Mùa Ðông chỉ còn rễ vẫn sống dưới đất trong trạng thái tiềm ẩn. Ðến Mùa Xuân thì nhân sâm lại đâm chồi nẩy lộc và lá thường phát triển lớn hơn những năm trước đó. Nên những nhà canh tác có thể nhìn sự phát triển của lá để đoán biết tình trạng phát triển của rễ, nhất là đầu rễ. Cây nhân sâm nào đầu rễ ít phát triển thì chất lượng nhân sâm thấp hơn. Nhân sâm Hàn Quốc phải mất 6 năm mới co thể trưởng thành đủ bộ phận cũng như yếu tố hoạt chất để sử dụng được. 

 

Tag: nhân sâm tươinhân sâm tươi hàn quốc