Về khí hậu và thổ nhưỡng:
Sâm Trung Quốc và Sâm Triều Tiên mọc ở vùng ôn đới và hàn đới. Chỉ riêng sâm Việt Nam mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới nên có nhiều đặc tính khác biệt mà 2 loại sâm trên không có được.
Về hoạt chất trong sâm
Nếu so sánh về hoạt chất chính có trong các loại sâm là saponin thì sâm Việt Nam được xếp cùng nhóm với sâm Tiều Tiên là nhóm có hầu hết hoạt chất saponin thuộc khung dammaran với số lượng và hàm lượng ginsenosid cao, chỉ có 1 - 2 saponin olean có hàm lượng không đáng kể. Riêng Sâm Trung Quốc chỉ có nhóm saponin dammaran, không có saponin olean. Hiện nay, cả ba được xem là những loài sâm quý. Nhưng chỉ có sâm Việt Nam mới có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol với majonosid R2 chiếm hơn 50% hàm lượng saponin có trong sâm. Thành phần này quyết định những khác biệt của sâm Việt Nam so với sâm Trung Quốc và Triều Tiên trong trị liệu.
Sâm Ngọc Linh Việt Nam
Về tác dụng điều trị bệnh:
Các loài sâm thuộc chi Panax thường có những tác dụng dược lý và lâm sàng tương tự nhau, có thể dùng thay thế nhau trong phòng và điều trị bệnh. Nhưng mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng biệt
Theo y học cổ truyển thì tác dụng chung của các các loại là bổ sung, tăng lực và sinh thích nghi, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường. Tác dụng chống lão hóa, kháng các độc tố gây hại tế bào, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể...
Tuy vậy mỗi loại sâm sẽ có những đặc điểm ưu thế riêng quyết định giá trị của từng loại đối với sức khỏe con người. Đối với sâm Ngọc Linh của Việt Nam có tính kháng khuẩn, tác dụng chống stress tâm lý mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không thể hiện. Sâm Trung Quốc có tác dụng cầm máu do rút ngắn thời gian đông máu, chứng thiếu máu cục bộ ở não, tim…
Nhân sâm Hàn Quốc
Sâm Ngọc Linh Việt Nam là một loại sâm thực sự quý giá
Ba loại sâm Sâm Việt Nam, Sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc đều được công nhận là sâm do có sự hiện diện chủ yếu thành phần hợp chất saponin dammaran quyết định tác dụng đặc trưng của các loài sâm nói chung và sâm Triều Tiên nói riêng. Tuy nhiên, tùy vào mục đích điều trị và thể trạng của người bệnh để có sự lựa chọn phù hợp để tận dụng các tác dụng ưu thế của từng loài sâm..
Để xác định chính xác giá trị của từng loại sâm phải xét đến nguồn gốc xuất xứ của loại sâm đó. Ví như sâm Triều Tiên được trồng ở Trung Quốc thì vẫn được coi là sâm Triều Tiên nên khi mua tốt nhất là mua những sản phẩm có bao bì, nhãn hiệu rõ ràng hoặc ở nơi có thể xác định xuất xứ của sản phẩm để tránh nhầm lẫn.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và vùng phụ cận núi Ngọc Linh là có thể trồng được sâm, vì đó là vùng sâm Việt Nam nguyên thủy của nước ta. Hai tỉnh này đã có kế hoạch tổ chức lại vùng trồng theo hướng trồng sâm bán hoang dại dưới tán rừng tự nhiên trong điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng và khai thác hợp lý nguồn dược liệu quý này. Việc di thực ra khỏi vùng búi Ngọc Linh và trồng ở những độ cao tương đương hay thấp hơn vẫn còn đang nghiên cứu.
Nước ta cũng đang có các dự án mở rộng vùng sâm ra các vùng cao nguyên hay vùng núi có khí hậu mát mẻ đều trồng được sâm như ở vùng Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo.... Tuy nhiên để đạt chất lượng làm thuốc đối với những cây sâm mọc ở vùng trồng mới cần phải có thời gian nghiên cứu khảo sát thêm.