Cây nhân sâm vị thuốc quý giá của nhân loại 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0902551028

  • 25-03-2016 15:38:24
Trong Đông Y nhân sâm thực sự được coi là cây thuốc quý của nhân loại. Thời xưa chỉ có vua chúa mới được sử dụng, nhưng ngày nay nhân sâm đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi và giá thành cũng không quá đắt đỏ nên người dân thường ũng có thể mua và được sử dụng loại thuốc quý này. Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp.



 Cây nhân sâm là gì?


Lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên đã ghi lại rằng, Cây nhân sâm được coi là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Cây nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ( Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.

Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm.

Nhân sâm có hình dáng hao hao giống hình người, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Vì sâm là một vị thuốc bổ cho nên một số vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.).

Nhân sâm được phân ra 2 loại Hồng Sâm và Bạch Sâm, và mỗi loại có nhiều hạng sâm tốt xấu khác nhau:

Hồng sâm: Là loại củ sâm to (nặng ít nhất 37g) đã qua bào chế sao tẩm với các phụ gia cũng là thuốc Bắc rồi đem chưng cách thủy và sấy khô đóng vào hộp gỗ.

Bạch sâm: Là loại sâm không đủ tiêu chuẩn để chế Hồng sâm. Sâm này khô và trắng, chỉ dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng sau đó phơi khô rồi đóng vào hộp giấy.

 Nhân sâm - cây thuốc quý của nhân loại
Nhân sâm được gọi là cây thuốc quý của nhân loại vì  nhân sâm có những tác dụng quý mà hiếm loại thảo dược có được, đó là:

Cây nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương, ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp, mất máu do xuất huyết gây giảm thể tích, mất máu, mất nước nhiều có dấu hiệu dọa trụy tim mạch, suy kiệt, gầy sút, chán ăn, hen phế quản, sốt gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, thấp khớp, cảm cúm có sốt cao, vân vân và vân vân…

Với lý luận của y học cổ truyền, khi cấu trúc một bài thuốc điều trị, dù với vai trò chủ dược trong bài thuốc bổ hay với vai trò khác trong bài thuốc đặc trị, thì Nhân sâm bao giờ cũng mang ý nghĩa bổ dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật.

Các tác dụng chính của Cây nhân sâm:

Nhân sâm có tác dụng chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực.
Nó còn có thể giúp cơ thể chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
Nhân Sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.

Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nhân sâm kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ.

Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Tuy nhiên nổi tiếng nhất  vẫn là Cây nhân sâm của Hàn Quốc. Nhân sâm Hàn Quốc đã được chế biến thành nhiều loại khác nhau như nhân sâm tươi ngâm mật ong, ngâm rượu, tinh chế thành các loại nước uống bổ dưỡng, cao hồng sâm Hàn Quốc…

Tag: nhân sâm tươinhân sâm tươi hàn quốc