Đây là câu chuyện có thật ở gia đình bà Hoàng ( Quận 7 – TP Hồ Chí Minh). Vì gia đình có điều kiện nên trong nhà lúc nào cũng có sẵn một củ sâm và bà luôn coi nó là thần dược chữa bách bệnh. Năm nay gia đình bà có cháu đích tôn nên bà cưng lắm, nhưng chẳng hiểu sao thằng bé bị nổi mẩn khắp người suốt ngày quấy khóc không chịu ăn uống. Thế là bà lấy ngay thần dược thái lát hãm nước cho cháu uống. Chưa uống hết bình nước sâm của bà thì bé Hồng Anh đã phải vào viện tiếp nước vì cứ “ăn gì ra nấy”. Nguyên nhân làm cho cháu bé bị tiêu chảy không có gì khác ngoài thứ nước “thần dược” của bà nội. Biết vậy nhưng bà Hoàng vẫn cứ băn khoăn hỏi con dâu: Mẹ đã cho cả gừng, hãm cùng, thế mà cháu vẫn lạnh bụng là sao nhỉ?!
Bà Hoàng đã đúng khi cho gừng vào hãm cùng nhân sâm để hạn chế tính hàn, tuy nhiên vì bà đã cho bé uống quá nhiều nên bé bị ngộ độc. Cũng còn may là bé chỉ bị tiêu chảy. Một số người dùng nhân sâm và chế phẩm với liều quá cao, hoặc quá dài ngày còn bị ngộ độc với biểu hiện nguy hiểm như tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ, nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật... Y học gọi những triệu chứng này là “hội chứng ngộ độc nhân sâm”. Không chỉ trẻ nhỏ, nếu người lớn uống quá nhiều sâm cũng có thể bị ngộ độc. Cũng may mà biết sớm chứ nếu cứ thường xuyên cho bé uống nhân sâm thì bằng hại cháu.
Nhân sâm tuy là thuốc bổ nhưng không được dùng bừa bãi với trẻ em vì trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.
Khi trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng như: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v...
Do đó, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”!
Trẻ em dưới 13 tuổi không được dùng nhân sâm. Các trường hợp chống chỉ định dùng nhân sâm như: người đang bị đau bụng, đại tiện lỏng; người bị cao huyết áp; người bị cảm; người bị bệnh béo phì, mắc các bệnh viêm gan, viêm dạ dày; người đang mắc một số bệnh tự miễn như luput ban đỏ, mụn nhọt, viêm đa khớp…Đối tượng trẻ em đang bị lao, hen phế quản, ho ra máu hoặc dưới 13 tuổi cũng không được dùng nhân sâm.
Nên dùng các sản phẩm tinh chế từ nhân sâm dành riêng cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ do cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, việc lạm dụng nhân sâm có thể khiến cơ thể “lười”, không tiết ra các kháng thể bảo vệ, hết sâm sẽ sinh ra bệnh. Thậm chí, sử dụng nhân sâm bừa bãi, kéo dài sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ, làm trẻ không phát triển cân nặng, chiều cao.Nếu muốn dùng nhân sâm cho con tốt nhất các bậc cha mẹ nên cho con dùng các sản phẩm được tinh chế từ nhân sâm dành riêng cho trẻ, đã được xử lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ