Cách Nhận Biết Nhân Sâm Thật Và Giả 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0902551028

  • 25-03-2016 23:53:00
Sự đa dạng của các loại Nhân sâm trên thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là Nhân sâm thật, đâu là Nhân sâm giả mỗi khi cần mua. Những cách sau đây sẽ giúp bạn phần nào phân biệt được Nhân sâm thật và giả.

Nhân sâm là rễ của cây Nhân sâm có tên khoa học là Panax gingsen C.A.Mey. Nhân sâm có nhiều loại, nếu căn cứ vào nguồn khai thác thì Nhân sâm bao gồm Sâm rừng và Sâm vườn; nếu căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có Sâm Trung Quốc, Sâm Triều Tiên, Sâm Việt Nam..; nếu căn cứ vào cách thức chế biến thì có Sinh sái sâm, Đại lực sâm, Hồng sâm, Bạch sâm... ngoài ra còn có Sâm trà, Sâm lát... tuỳ theo công nghệ bào chế. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại Nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng.

Sự khác nhau giữa Nhân sâm từng và Nhân sâm trồng

Nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn, vì hai loại có hình dáng giống nhau nên người ta hay lấy Sâm trồng giả mạo là Sâm rừng.Tuy nhiên, hai loại này vẫn có những điểm khác nhau:

-  Đầu rễ của Sâm trồng hơi ngắn, bát rễ tương đối ít, đầu rễ Sâm rừng nhỏ, dài, bát rễ sâu và dày, đầu rễ cong hình giống cổ nhọn, có rễ tròn.

- Thân của Sâm trồng dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông, không liên tục trong khi thân Sâm rừng giống như thân hoàng tinh, dài bằng hoặc ngắn nhỏ hơn, đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục.

- Vỏ Sâm trồng ráp và xốp giòn, vỏ Sâm rừng mịn và chắc.

- Thân Sâm trồng tương đối nhiều, thường từ 3 nhánh trở lên, trên dưới to nhỏ không đều, thân Sâm rừng chỉ có từ 1 đến 2 nhánh, ít gặp loại có 3 nhánh

- Râu Sâm trồng không có nốt sần hoặc có nhưng không rõ, râu Sâm rừng dài, dai và có nốt trân châu rõ.

 

Cách nhận viết Nhân sâm giả

 

 

 

Nhân sâm giả thường được làm từ Đậu đũa dại, Sâm đất, Thương lục, Niễng rừng và Hoa sơn sâm, trong đó Sâm đất và Thương lục là hay được dùng nhất. Sâm đất có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh, dài khoảng 15 – 20cm, đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ, khi chưa gia công bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vân, sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn, dễ bẻ gãy, có chất keo, trong mờ, vị ngọt. Thương lục có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần, dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu đen, đỉnh rễ có gốc sót, chát dai dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt có màu nâu vàng đến nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và chua cay.

 

 


 

Tìm hiểu sản phẩm: Nhân Sâm tươi Hàn Quốcsâm ngọc linh, sâm ngọc linh thiên nhiên