Cách Phân Loại Nhân Sâm Hàn Quốc 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0902551028

  • 25-03-2016 22:41:16
Theo “Thần nông bản thảo” Nhân Sâm Hàn Quốc được phát hiện từ rất sớm và bắt đầu được trồng từ thời Tam Quốc. Một số tài liệu lịch sử khác của Hàn Quốc cũng ghi chép lại rằng từ Triều đại Choson (1567 -1608) người Hàn Quốc đã biết tự gây giống trồng Sâm. Đầu tiên, họ lấy giống Sâm núi và gieo trồng ngay gần nơi phát hiện có Sâm tự nhiên mọc nhiều trong rừng sâu, sau đó họ chuyển xuống vùng trung du sườn núi để trồng và cuối cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật canh nông hiện đại người Hàn Quốc ngày nay đã gieo trồng Sâm phổ biến trên các cánh đồng ruộng.

Nhân sâm có mấy loại? Cách phân loại nhân sâm dựa vào những tiêu chí nào? Bài viết sau đây giúp quý khách cách phân nhân sâm Hàn Quốc.

Các cách phân loại Nhân Sâm

Cách 2: Phân loại Nhân Sâm theo phương pháp chế biến

Sâm tươi

Là loại Sâm vừa được thu hoạch từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà Sâm tươi được chia ra Sâm 4 năm tuổi, 5 năm tuổi và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng Sâm tươi như: ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước Sâm, trà Sâm, Sâm tẩm mật ong, nấu gà tần Sâm, làm bánh Sâm…

Bạch Sâm

Từ nguyên liệu Sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng Sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ Sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch Sâm. Vì đã được chế biến thành loại Sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà Bạch Sâm cũng được phân loại riêng như Bạch Sâm nguyên củ khô, Bạch Sâm thân khô, Bạch Sâm rễ khô.

Hồng Sâm

Từ nguyên liệu Sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, Sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột Sâm có màu Hồng và được gọi là Hồng Sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, Hồng Sâm được phân thành Thiên Sâm, Địa Sâm, Lương Sâm. Trong quá trình chưng hấp Hồng Sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn Nhân Sâm và tốt cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi.

Thái Cực Sâm

Từ nguyên liệu Sâm tươi, cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vỏ và một phần thân Sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sấy khô. Thái Cực Sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch Sâm và Hồng Sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái Cực Sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng Sâm.

Cách 2: Phân loại Nhân Sâm theo quá trình sinh trưởng

Sâm trồng Là Nhân Sâm từ lúc gây giống và trồng trưởng thành ở trên đồng, ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo và có hình dáng giống người. Sâm trồng thường có 2 nhánh lớn được coi là chân của củ Sâm và các rễ Sâm mọc từ hai chân Sâm. Tùy theo thổ nhưỡng, phương pháp trồng, phân bón và nước… mà hình dáng và số rễ Sâm mọc ra nhiều hay ít. Số nhánh của rễ Sâm cũng được dung để phân biệt độ tuổi của Sâm trồng.

Sâm Jang-nue

Là loại Nhân Sâm được nhân từ giống Sâm núi nhưng được trồng nhân tạo như Sâm trồng. Vì không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân nên được gọi là Sâm Jang-nue (tức là loại Sâm có cái đầu dài). Giống Sâm này chỉ trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.

Sâm núi

Là loại Sâm núi mọc tự nhiên trong núi sâu, có tác dụng tốt nhất. Có vị hơi ngọt và đắng. Hiện nay, hầu như rất hiếm khi tìm gặp được Sâm núi. Việc xác định số tuổi của Sâm núi cũng không dễ và phải nhờ tới sự trợ giúp của  các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Sâm.

Qua cách phân loại trên đây, quý khách có thẻ hiểu hơn về Nhân Sâm Hàn Quốc và chọn mua loại nào phù hợp nhất để có cách sử dụng Nhân Sâm hiệu quả.

Tag: nhân sâm tươi hàn quốc