Tác Dụng Của Nhân Sâm Theo Y Học Hiện Đại 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0902551028

  • 25-03-2016 22:12:55
Từ xa xưa Nhân Sâm là một vị thuốc quý chỉ có Vua Chúa mới được biết đến. Khi nếm Nhân Sâm thì "Tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam” (trước tiên có vị ngọt, sau đó thấy đắng rồi lại ngọt và ngọt); còn Sâm Việt Nam hay Sâm Ngọc Linh khi nếm vào thấy “Tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ, khổ” (nếm thấy đắng, sau vẫn thấy đắng và đắng). Đó là sự khác biệt giữa Nhân Sâm và Sâm Việt Nam, còn về tác dụng thì cũng như nhau: dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, phục hồi sức khỏe, tăng sức chịu đựng và giải độc cơ thể.

Tác dụng dược lý của nhân sâm theo y học hiện đại:

Theo tài liệu cổ Nhân Sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn vào 2 kinh Tỳ và Phế, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí. Dùng để chữa Phế hư sinh ho, suyễn; Tỳ hư sinh tiết tả; Vị hư sinh nôn mửa; bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát…

Theo Y học hiện đại, dược tính của Nhân sâm dựa trên tác dụng của các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng trong Nhân Sâm như: Saponin sterolic, Glycoside Panaxin, Tinh dầu (làm Nhân Sâm có mùi đặc biệt), các vitamin B1 và B2, các acid béo như acid Panmitic, Stearic và Linoleic, các acid amin và hàm lượng Germanium cao.


Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Có tác dụng gây hưng phấn thần kinh.

Với liều điều trị từ 2 - 9g: làm đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác, có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh sự chuyển động của thần kinh.

Với liều cao: Gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Đây là lý do dùng quá Nhiều Sâm vào buổi chiều tối làm khó ngủ.

Tác dụng trên huyết áp và tim: Nghiên cứu nước sắc và cồn Nhân Sâm trên dược lý thực nghiệm thu nhận thì nồng độ Nhân Sâm thấp có tác dụng co bóp tim mạch và số lần co bóp tăng. Nồng độ càng cao: tác dụng ức chế tim càng mạnh và hạ huyết áp. Do đó kết luận Nhân Sâm có 2 hướng tác dụng lên hệ thần kinh thực vật:

Với liều nhỏ có tác dụng như thần kinh giao cảm.

Với liều lớn có tác dụng như thần kinh đối giao cảm (thần kinh phế vị)

Tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát dục của động vật:

Nghiên cứu đối chiếu 2 lô súc vật thí nghiệm có dùng Nhân Sâm và không dùng Nhân Sâm ghi nhận, ở nhóm được uống Nhân Sâm:

Trọng lượng súc vật tăng.

Thời gian giao cấu kéo dài.

Hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt.

Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật

Các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) Daugolnilov (1950 - 1952), Brekhman và Phrumentov (1956 - 1957) cho biết Nhân Sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật.

Kích thích hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng bạch cầu, đại thực bào và Interferon giúp cơ thể chống vi trùng và siêu vi.

Tác dụng bảo vệ cơ thể: Giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol, giãn nở các động mạch giúp cho sự tuần hoàn khỏi bị đình trệ tắc nghẽn, giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Hỗ trợ gan giúp gan giải các chất độc như rượu, các chất kích thích…

Ngăn ngừa và bảo vệ tế bào tránh sự hủy hoại của các tia xạ, tia X quang,…

Giúp chống lão hóa cơ thể, lão hóa tế bào.

Tác dụng đối với stress: Nhân Sâm có tác dụng bảo vệ không làm thay đổi trọng lượng tuyến thượng thận, lách và tuyến giáp của chuột trong quá trình chịu đựng stress thực nghiệm. Nhân Sâm có tác dụng hỗ trợ cho sự tổng hợp các Glucocorticoides và Mineralocorticoides trong tuyến thượng thận. Sử dụng liều nhỏ Nhân Sâm kéo dài giúp cho chuột cống và chuột nhắt trắng gia tăng khả năng chịu đựng sự kích thích của sự thay đổi nhiệt độ thật nóng và thật lạnh liên tục.

Tác dụng đối với chuyển hóa: Nhân Sâm có tác dụng gia tăng sự tổng hợp protein và acid nucleic. Trong thực nghiệm nó làm gia tăng hoạt động của RNA polymerase trong nhân của tế bào gan chuột.

Các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều xác nhận rằng Nhân Sâm có tác dụng hạ đường huyết cả trên thực nghiệm và lâm sàng.

Độc tính và liều sử dụng Nhân Sâm

Nhân Sâm có độc tính rất thấp.

Liều độc cấp diễn LD50 là 16.5mg (dịch chiết)/kg.

Liều sử dụng thông thường từ 1 - 9g, trong trường hợp choáng mất máu có thể sử dụng đến 30g.

Trong trường hợp dùng quá liều có thể gây những tác dụng phụ như: nhức nặng đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, kích động, tăng huyết áp.

Kinh nghiệm ứng dụng Nhân Sâm trong điều trị

Theo Y học Cổ Truyền, Nhân Sâm là vị thuốc bổ đứng đầu trong các vị thuốc bổ là: Sâm- Nhung - Quế - Phụ…

Nhân Sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp, mất máu do xuất huyết gây giảm thể tích, mất máu, mất nước nhiều có dấu hiệu dọa trụy tim mạch, suy kiệt, gầy sút, chán ăn, hen phế quản, sốt gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, thấp khớp, cảm cúm có sốt cao…

Với lý luận của Theo Y học Cổ Truyền, khi cấu trúc một bài thuốc điều trị, dù với vai trò chủ dược trong bài thuốc bổ hay với vai trò khác trong bài thuốc đặc trị, thì Nhân Sâm bao giờ cũng mang ý nghĩa bổ dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật (Phù chính - Khu tà). Theo như một cuốn kinh cổ của Ấn Độ - Atharva Veda có viết : “Nhân Sâm làm nẩy mầm hạt giống mà người đàn ông gieo vào người đàn bà để sinh ra đứa con trai có sức khỏe như bò mộng, dược vật này mang đến cho con người sinh lực” cũng chỉ mới đề cập đến một trong những khía cạnh tác dụng của Nhân Sâm.

 

Tag: nhân sâm tươinhân sâm tươi hàn quốc