Sâm Ngọc Linh thật
Hiện nay sâm Ngọc Linh có giá rất cao, có thể tới cả trăm triệu đối với là loại sâm có tuổi thọ trên 10 năm. Sâm Ngọc Linh có giá trị cao lại cực kỳ hiếm nên việc làm giả sâm Ngọc Linh đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, chỉ vì lợi ích của một số cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cả một thương hiệu sâm của quốc gia.
Công nghệ làm giả sâm Ngọc Linh vô cùng tinh vi mà người ta khó có thể nhận ra được, vì dù hiếm như vậy nhưng những tay lái buôn lúc nào cũng có sẵn nguồn hàng đủ loại để cung cấp cho người mua. Và chắc chắn khi được hỏi những tay buôn này luôn khẳng định sâm của họ là sâm thật được mua của những người đi đào về hoặc sâm trồng đem bán.
Sâm Ngọc Linh giả
Đương nhiên để phân biệt đâu là sâm Ngọc Linh chính hãng không hề đơn giản với khách mua bình thường. Sâm Ngọc Linh giả được làm từ củ tam thất ngũ điệp, mọc nhiều ở vùng núi cao thuộc một số tỉnh phía bắc Việt Nam và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Nếu nhìn bằng mắt thường thì lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống y sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất đắng nghét chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Tam thất ngũ diệp có giá chừng vài trăm ngàn đồng/kg nhưng qua công nghệ hô biến thành sâm Ngọc Linh thì giá lên đến vài chục triệu đồng/kg.
Càng ngày công nghệ làm giả sâm Ngọc Linh càng tinh vi. Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá trình trồng để lên mầm sớm, giúp vòng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật. Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.