Sâm tươi
Là loại sâm vẫn còn ở trạng thái tự nhiên vừa được thu hoặc từ trong đất và vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Người ta căn cứ và số năm trồng mà chia sâm tươi ra các loại như sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi, trong đó sâm 6 năm tuổi là có chất lượng tốt nhất và giá thành cũng cao nhất. Sâm tươi được dùng rất nhiều cách, phổ biến nhất là ngâm rượu hoặc xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
Bạch sâm
Từ nguyên liệu là sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô.
Hồng sâm
Được làm từ những củ liệu sâm tươi tốt nhất đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái, và giá trị của hồng sâm cũng cao nhất.
Thái cực sâm
Được chế biến từ sâm tươi, thái cực sâm được chế biến bằng cách dùng sâm tươi cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vở và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sây khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm.